Rằm tháng Chạp là lễ cũng quan trọng vào tháng cuối năm trước lễ cúng ông Công ông Táo và lễ Tất Niên. Năm 2020, cúng Rằm tháng chạp vào ngày nào, giờ nào là chuẩn nhất?
Ngày cúng Rằm tháng Chạp tốt nhất
Rằm tháng chạp là gì? Hiểu nôm na Rằm tháng Chạp là một nghi lễ tâm linh mang ý nghĩa tưởng nhớ. Trong lễ cúng Rằm tháng Chạp, các gia đình Việt Nam sẽ tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên, khấn nguyện về Sức Khỏe, may mắn, bình an cho các thành viên trong gia đình.
Theo các chuyên gia về phong thủy hay tâm linh, Rằm tháng Chạp không phải là ngày rằm đặc biệt trong năm nhưng đây là ngày rằm cuối cùng của một năm. Người Việt coi mùng 1 (Âm lịch) là ngày Sóc, còn ngày rằm (15 âm lịch hàng tháng) là ngày Vọng để tưởng nhớ đến tổ tiên.
Trong tháng Chạp, có 3 lễ cúng quan trọng mà người Việt không thể bỏ qua đó là cúng Rằm tháng Chạp, cúng ông Công ông Táo và cúng Tất niên. Trong đó, lễ cúng Rằm tháng Chạp là lễ cúng sớm nhất và quan trọng không kém gì 2 lễ cúng liền sau đó.
Năm 2020 cúng Rằm tháng Chạp ngày nào tốt nhất? Việc cúng Rằm tháng Chạp vào thời gian nào là tốt nhất thì điều này không có quy định rõ ràng. Song thường thì không nên tiến hành nghi lễ cúng bái quá sớm hoặc quá muộn.
Kiểm tra lịch Vạn niêm năm 2020 thì thấy ngày rằm tháng chạp năm Hỷ Hợi rơi vào thứ 5, ngày mùng 9 tháng 1 năm 2020 Dương lịch (9/1/2020). Theo lệ xưa của các cụ truyền lại, lễ cũng Rằm tháng Chạp được tiến hành vào ngày 14 Âm lịch hoặc ngày chính là 15 Âm lịch chứ không nhất thiết cứ phải cúng vào đúng ngày 15.
Một điều đáng lưu ý là, ngoài ngày 14 và 15 Âm lịch ra thì cúng vào các ngày trước ngày 14 hoặc sau ngày 15 đều không thiêng. Việc cúng quá sớm hoặc cúng quá muộn còn khiếng người dương cảm thấy áy náy vì trễ nải chuyện thờ tụng ông bà tổ tiên.
Giờ cúng Rằm tháng Chạp tốt nhất
Cũng giống như cúng ông Công ông Táo hay cúng Tất niên, lễ cũng Rằm tháng Chạp cũng được xem xét hết sức cẩn thận. Ngày ngày cúng thì người dân còn phải quan tâm đến giờ cúng. Các gia đình có thể cúng vào ngày 14 Âm lịch hoặc 15 Âm lịch. Cụ thể có các giờ như sau:
Ngày 14 tháng Chạp năm Kỷ Hợi (thứ 4, ngày 8/1/2020) có các khung giờ hoàng đạo:
- Canh Dần (3h-5h): Tư Mệnh
- Nhâm Thìn (7h-9h): Thanh Long
- Quý Tị (9h-11h): Minh Đường
- Bính Thân (15h-17h): Kim Quỹ
- Đinh Dậu (17h-19h): Bảo Quang
- Kỷ Hợi (21h-23h): Ngọc Đường
Ngày 15 tháng Chạp năm Kỷ Hợi (thứ 5, ngày 9/1/2020) có các khung giờ hoàng đạo:
- Tân Sửu (1h-3h): Ngọc Đường
- Giáp Thìn (7h-9h): Tư Mệnh
- Bính Ngọ (11h-13h): Thanh Long
- Đinh Mùi (13h-15h): Minh Đường
- Canh Tuất (19h-21h): Kim Quỹ
- Tân Hợi (21h-23h): Bảo Quang
Gia chủ có thể chọn lựa một trong các khung giờ của 2 ngày trên để tiến hành nghi lễ cúng rằm. Tùy theo điều kiện, kinh tế của từng gia đình mà chuẩn bị mâm cỗ cúng sao cho phù hợp nhất.
Theo một số sách cổ ghi lại, các cụ truyền dạy, ngày Rằm tháng Chạp nên cúng vào ban ngày hoặc chiều tối. Gia chủ nên sắp xếp công việc để có khung giờ cúng đẹp nhất, tránh làm lễ vào tối muộn, không tốt.
Với ngày 14 tháng Chạp thì khung giờ hoàng đạo đẹp nhất để làm lễ cúng Rằm tháng Chạp là giờ Tị (từ 9 -11h) và giờ Thân (từu 15 đến 17h). Còn trong ngày 15 tháng Chạp, có hai khung giờ hoàng đạo đẹp nhất là giờ Thìn (từ 7 – 9h) và giờ Mùi (từ 13 – 15h).
Cách sắm lễ cúng Rằm tháng Chạp chuẩn nhất
Rằm tháng Chạp cũng là 1 trong 12 ngày rằm trong năm, tuy có điểm giống với những ngày rằm khác nhưng cũng có những điểm khác biệt. Rằm tháng Chạp là ngày rằm cuối cùng trong năm, trước ngày cúng ông Công ông Táo và ngày làm lễ cúng Tất niên.
Tằm tháng Chạp được người dân gọi nôm na là ngày tổng kết một năm, là bước chuẩn bị cho lễ cúng giao thừa, đón Tết nguyên đán sắp về. Chính vì thế, ngày Rằm tháng Chạp luôn được chuẩn bị chỉn chu, tươm tất và có nhiều nghi lễ, thủ tục hơn các ngày rằm thông thường.
Việc sắm lễ cúng ngày Rằm tháng Chạp sẽ tùy theo điều kiện, hoàn cảnh gia đình, các gia chủ có thể chuẩn bị lễ chay hoặc lễ mặn. Song trên mâm lễ nhất định phải có một số lễ vật như trầu cau, hương, nến, hoa quả tươi (có thể là ngũ quả, tam quả), nước sạch.
Lễ chay cúng Rằm tháng Chạp: Hương, hoa quả, trầu cau, hoa tươi, nước sạch, nến hoặc đèn dầu, tiền vàng…
Lễ mặn cúng Rằm tháng Chạp: Xôi (bánh chưng), thịt gà luộc (gà trống), giò/chả, các món ăn khác và rượu.
Người cúng Rằm tháng Chạp là ai cũng là vấn đề cần được quan tâm. Theo quan niệm, người cúng Rằm tháng Chạp phải là người lớn tuổi nhất trong nhà hoặc là trưởng nam, trưởng nữ, người có uy tín, tiếng nói trong nhà. Trước khi làm lễ, gia chủ phải tắm gội sạch sẽ, đầu tóc, quần áo gịn gàng. Khi thực hiện lễ cũng cần phải thành tâm. Trong lúc làm lễ tuyệt đối không cười cợt, chửi mắng, cãi cọ.